Áp xe là gì? Phương pháp điều trị áp xe hiệu quả

Áp xe là tình trạng bệnh xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời thì áp xe sẽ phát triển thành mủ và gây đau đớn cho người bệnh. Vậy áp xe là gì, phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng blackmountainsole.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Áp xe là gì?

Áp xe

Áp xe chính là túi chứa dịch mủ bên trong

Áp xe được hiểu đơn giản là túi chứa dịch mủ bên trong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tự động kích được kích hoạt để loại bỏ chúng. Những tế bào bạch cầu sẽ được tập hợp đến khu vực nhiễm trùng và thực hiện nhiệm vụ của nó. Trong quá trình đó, dịch mủ được tạo thành bởi hỗn hợp bao gồm tế bào bạch cầu, vi trùng và những mảnh tế bào chết. Khi dịch mủ không thoát ra ngoài được thì sẽ tạo thành ổ áp xe.
Tình trạng áp xe có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như quanh răng, quanh hậu môn, nách, bẹn… Áp xe xuất hiện dưới da thường dễ phát hiện bởi những biểu hiện ngoài da có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, với tình trạng áp xe bên trong cơ thể thường rất khó nhận biết và có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

II. Nguyên nhân bị áp xe

Sau khi hiểu khái niệm áp xe là gì, bạn cũng nên biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe chủ yếu là do nhiễm trùng. Những yếu tố nhiễm trùng gây bệnh ở người bao gồm vi khuẩn, kí sinh trùng. Cụ thể như sau:

1. Vi khuẩn

Áp xe

Vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân gây ra áp xe

Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, hoa học những chất hóa học ở trung gian cùng với tế bào bạch cầu. Tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sinh sôi phát triển.
Khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn sẽ tiết ra chất 1 chất lỏng được gọi là mủ. Trong mủ có chứa các loại vi khuẩn và xác của bạch cầu. Staphylococcus aureus được xem là loại vi khuẩn có tỷ lệ cao nhất gây ra tình trạng áp xe dưới da và tại màng cứng cột sống.

2. Ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể là giun sán, amip, sán là gan… chúng thường xuất hiện nhiều ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Những loại ký sinh trùng này sẽ phát triển bên trong nội tạng của cơ thể và gây ra áp xe.

III. Triệu chứng của áp xe như thế nào?

  • Thông thường, một ổ áp xe sẽ gây ra tình trạng đau đớn, nhìn vào thấy có màu đỏ và cảm thấy mềm, ấm khi chạm vào. Khi áp xe tiến triển rõ hơn hơn, bạn có thể nhìn thấy đầu mủ nhọn bằng mắt thường.
  • Hầu hết các triệu chứng áp xe sẽ nặng dần nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các mô bên dưới da và thậm chí đi vào trong máu. Nếu tình trạng nhiễm trùng lây vào các mô sâu hơn thì bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt.
  • Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác của áp xe cũng được ghi nhận là sốt cao, cảm thấy không khỏe, đau vùng bị ảnh hưởng…
  • Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cho rằng mình bị áp xe. Bạn nên liên hệ với các bác sĩ khi có những dấu hiệu như sốt 38 độ hoặc cao hơn; thấy vết đỏ lan rộng; phạm vi đau nhức rộng và có xu hướng phù đại…

IV. Phương pháp chẩn đoán, điều trị áp xe

Áp xe

Nhiều trường hợp áp xe sẽ được bác sĩ rạch để dẫn mủ ra bên ngoài

Nếu khu ổ trú nhiễm trùng không được chữa trị kịp thời sẽ diễn biến nặng hơn bằng tăng kích cỡ, cảm thấy đau nặng hơn. Nếu bị vỡ ở mô bên dưới da sẽ khiến mủ chảy ra ngoài. Hoặc chúng có thể tạo nên đường dò làm hủy hoại vùng mô rộng và việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu ổ khu trú này vỡ vào ổ phúc mạc làm viên phúc mạc khu trú thì có thể gây ra nhiễm trùng máu.
Vậy phương pháp điều trị áp xe là gì? Cách thức chữa trị áp xe sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là phải phân biệt đây là loại áp xe bên dưới da hay nông hoặc sâu bên trong cơ thể:
  • Trường hợp áp xe mô bên dưới da: phương pháp điều trị tốt nhất là rạch dẫn lưu để mủ chảy ra ngoài. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả cao. Khi dịch ngừng chảy, bác sĩ sẽ dùng gạc cầm máu và băng bó vết thương lại.
  • Trường hợp áp xe khối mủ nhiễm khuẩn nông nhỏ thì công cần đến sự can thiệp của bác sĩ bởi dịch sẽ tự chảy ra ngoài. Có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau đối với người bệnh nhạy cảm hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp áp xe sâu thì sẽ tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa đó là rạch, dẫn lưu cho khối mủ kết hợp với thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ được dùng dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Biện pháp tạch lưu dẫn mủ sẽ được bác sĩ tiến hành dưới sự điều phối của phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh.

V. Cách phòng ngừa áp xe hiệu quả

Áp xe

Tắm rửa sạch sẽ là biện pháp phòng áp xe hữu hiệu

Bạn có thể hoàn toàn phòng tránh được căn bệnh này sau khi biết được áp xe là gì. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt bằng cách tắm rửa với xà phòng và nước thường xuyên.
  • Hãy cẩn thận khi tránh tạo ra những vết cứa khi cạo lông, cạo râu. Nếu có bất kỳ vết thương sâu do bị đâm, rách da nặng… thì bạn nên đến trung tâm y tế để được can thiệp kịp thời.
  • Tuân thủ tốt liệu trùng chữa trị nếu mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn, đái tháo đường.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm không hợp vệ sinh để hạn chế nhiễm trùng đường ruột, phòng kiết lỵ bởi bệnh này cũng có thể gây ra áp xe gan.
  • Đối với người bị áp xe thì cần phải lạc quan. Vì tâm lý có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị, hãy nói chuyện, tâm sự với người thân trong gia đình hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn thấy thoải mái.
Hy vọng với thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ áp xe là gì cũng như nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về các căn bệnh khác nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.