Chùa Tam Chúc ở đâu? Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng với hồ nước bát ngát và bao quanh là núi đá vôi tự nhiên. Vậy Chùa Tam Chúc ở đâu, hãy cùng blackmountainsole.org chúng tôi dạo một vòng quanh xem ngôi chùa này có gì đặc biệt trong bài viết dưới đây.
I. Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?
Tam Chúc là ngôi chùa thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Theo đó, đây là khu du lịch có quy mô lớn, kết hợp giữa du lịch tâm linh với nghỉ dưỡng, sinh thái. Với diện tích 144ha trong tổng số 5.100ha của khu du lịch, Tam Chúc chính là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất nước ta.
Chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền ngôi cổ tự khoảng 1000 năm trước, kết hợp với công trình đền, điện thờ. Tất cả những điều này đã tạo nên quần thể tâm linh đẹp mắt. Vậy chùa Tam Chúc ở đâu? Chùa Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc chỉ cách chùa Hương khoảng 8km, cách thành phố Phủ Lý 16km và Hà Nội khoảng 65km. Với vị trí đặc biệt như vậy, khu du lịch quốc gia Tam chúc như là viên gạch nối chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và khu du lịch sinh thái Tràng An, khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính.
II. Sự tích về ngôi chùa Tam Chúc
Như đã chia sẻ, chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 100 năm. Ngôi chùa này có vị trí rất đặc biệt khi được bao bọc bởi hồ Tam chúc ở phía trước, dãy núi Thất Tinh ở phía sau. Chính vì thế chùa Tam Chúc gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”.
Theo tương truyền, khi xưa có 7 ngôi sao sáng chính là hiện thân của 7 nàng tiên nữ giáng trần trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc. Bởi quá si mê trước cảnh đẹp hữu tình nên các nàng đã mải chơi không về. vì thế, nhà trời đã cử người mang binh khí là quả chuông để gọi các nàng về 6 lần nhưng lần nào cũng không thành. Chính vì thế, 6 hòn đảo nổi lên giữa hồ được ví là 6 quả chuông mà nhà trời để lại nên gọi là Lục Nhạc; còn 7 ngọn núi được gọi là Thất Tinh.
Sau đó, một số người đã đến núi Thất Tinh để đốt lửa và muốn lấy đi 7 ngôi sao sáng đó. Thế nhưng do lửa quá lớn nên đã khiến 4 ngôi sao mờ dần và chỉ còn lại 3 ngôi sao sáng. Bởi vậy mà ngôi chùa Thất Tinh ở trong làng Tam Chúc từ đó có tên gọi là chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo tích này.
III. Kinh nghiệm du lịch ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất Việt Nam
Với thông tin giải đáp chùa Tam Chúc ở đâu trên đây, có thể thấy đây chính là điểm đến lý tưởng dành cho những chuyện đi vào dịp cuối tuần khi chỉ cách thủ đô Hà Nội 1.5 tiếng lái xe.
1. Đường đến chùa Tam Chúc
Buổi sáng, từ Hà Nội bạn có thể di chuyển đến thẳng chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo cuốc laaoj 1A- 12A. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe khách hoặc xe bus, nhưng các phương tiện này không đưa thẳng đến chùa nên bạn cần dừng ở thành phố Phủ Lý và đi tiếp bằng taxi.
2. Một số điểm tham quan chính trong chùa
Khi đến với chùa Tam Chúc, bạn không thể bỏ qua những điểm tham quan nổi tiếng như điện Quan Âm, chùa Ngọc, điện Tam Thế…
- Điện Tam Thế chính là tòa tháp lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ được chạm khắc tinh xảo, bạn sẽ nhìn thấy ba pho Tam thế, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Những cánh cửa gỗ này luôn được mở rộng nên đây chính là địa điểm mà bạn có thể chụp các bức ảnh sống ảo.
- Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn của điện là 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm các bức tượng. Được biết, mỗi bức phù điêu diễn ta một giai đoạn trong cuộc đời của Thích ca mâu Ni.
- Điện Quan Âm nằm sau cổng Tam Quan và qua vườn cột kinh; phía sau là diện Pháp Chủ. Điện Quan Âm được xây dựng với dầm xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Điểm nổi bật và ấn tượng nhất của điện Quan Âm chính là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường. Có thể nói, nơi đây chính là kho tàng phong phú với những câu chuyện về tấm lòng từ bi, cứu độ chúng sinh của Bồ Tát.
- Vườn Cột Kinh, bước qua cổng Tam Quan đi tiếp bạn sẽ thấy 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối rất trang nghiêm. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen, thân cột là hình lục giác được điêu khắc thủ công với những lời Phật dạy và đỉnh cột là hình nụ sen.
- Chùa Ngọc: để đến được chùa Ngọc bạn cần phải đi bộ và leo những bậc thang một đoạn khá xa. Bù lại, khi đến chùa NGọ bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi kiến trúc độc đáo và phong cảnh hùng vĩ.
- Đình Tam Chúc là nơi thời Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Theo tương truyền, trong lúc dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến vùng đất này để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, ông đã ra lệnh cho xây dựng đền thờ tại đây.
- Cổng Tam Quan: đây được xem là biểu tượng của chùa Tam chúc. Đúng như với tên gọi Tam Quan, nơi đây được thiết kế với 3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng Tam Quan là bến thuyền và điểm xe điện trả khách. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để du khách có thể đi bộ lên tham quan chính điện của chùa.
3. Một số lưu ý khi đi chùa Tam Chúc
- Khi tham quan chùa Tam Chúc, bạn nên mặc quần áo thoải mái để có thể di chuyển nhưng cần kín đáo, lịch sự. Du khách cũng không nên thắp quá nhiều hương khi vào điện và không nên vứt rác bừa bãi.
- Thời gian đẹp nhất để đến với chùa Tam Chúc là vào mùa xuân, mùa thu. Khi đó tiết trời mát mẻ, thuận lợi cho việc tham quan những điểm nổi tiếng. Nếu đi vào mùa hè, bạn nên mang theo mũ, kính râm, kem chống nắng…
- Vào những ngày lễ tết, lượng khách du lịch đến với chùa Tam Chúc rất đông nên phương tiện nhanh nhất để bạn di chuyển chính là xe ôm; nếu đi thuyền hay xe điện bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu. Bên cạnh đó, những ngày này an ninh không được đảm bảo nên bạn hãy cẩn thận để tránh bị móc túi nhé.
Có thể thấy, chùa Tam Chúc thực sự là điểm đến tuyệt vời khi bạn muốn tận hưởng cảnh sắc hoang sơ của thiên nhiên và được lắng đọng tâm hồn theo tiếng chuông chùa sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được chùa Tam Chúc ở đâu và sẽ lên được kế hoạch cho chuyến đi của mình sắp tới.