Giải đáp đàn tranh có tên gọi khác là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cho đến nay đàn tranh vẫn là nhạc cụ dân tộc được nhiều người yêu thích và tìm hiểu. Loại nhạc cụ này cuốn hút người nghe nhạc bởi âm thanh trong trẻo, chất chứa tâm tình. Chính vì thế, không ít người thắc mắc đàn tranh có tên gọi khác là gì? Nguồn gốc, cấu tạo của đàn như thế nào? Tất cả những câu hỏi này đều được blackmountainsole.org chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
I. Những tên gọi khác của đàn tranh
- Đàn tranh là một loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của người phương Đông. Loại nhạc cụ này thường dùng để độc tấu, hòa tấu và chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như dàn nhạc dân ca, kết hợp với những các khúc Âu Mỹ, Pop…
- Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập; ngón đặc trưng nhất dùng để vuốt trên các dây và gảy. Vậy đàn tranh có tên gọi khác là gì? Theo Wikipedia, đàn tranh hay còn được gọi là đàn thập lục, đàn có trụ chắn, nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn tranh thuộc họ dây, chi gảy. Bởi trước đây đàn có 16 dây nên được gọi là đàn thập lục. Hiện nay, đàn tranh đã được cải tiến thành 21 dây, 25 giây, 26 dây…
- Trong khi các quốc gia phương Đông có rất nhiều loại nhạc cụ giống với đàn tranh thì người phương Tây có đàn zither. Vậy nên đàn tranh cũng được sánh ngang với Zither phương Tây, tuy âm điệu của chúng không giống nhau.
- Bên cạnh đó, những loại đàn thuộc đàn tranh ở hầu hết các nước phương Đông đều có phiên bản dành cho trẻ em, người mới chơi.
II. Nguồn gốc, xuất xứ của đàn tranh
- Lịch sử, nguồn gốc của đàn tranh kéo dài từ lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu. Đó là một trong những loại nhạc cụ có dây được tạo ra trước khi đàn tranh ra đời, với âm vực rộng tới 5 quãng, được gọi là đàn sắt.
- Theo truyền thuyết, vua Phục Hy đã tạo ra đàn sắt, chính vì thế người ra tin rằng vào thời nhà Hạ, sắt cầm ra đời. Theo đó, sắt cầm là một loại nhạc cụ cao cấp, được dùng để chơi nhạc trong nghi thức cúng tế.
- Từ đó, cổ tranh đã trải qua nhiều sự thay đổi trong lịch sử. Do đàn sắt có trọng lượng nặng nên Mông Điềm – một vị tướng của triều nhà Tần mới nghĩ ra một loại nhạc cụ tương tự có kích thước nhỏ hơn để dễ dàng di chuyển, thứ đó được ông gọi là đàn tranh, cổ tranh. Một số người tin rằng, đàn tranh ban đầu có hình tam giác bằng tre, sau đó được thiết kế lại và làm từ tấm gỗ cong lớn hơn.
- Bên cạnh đó, cũng có truyền thuyết khác cho rằng, đàn tranh xuất hiện khi hai người xong tấu với đàn cổ tranh 25 dây. Họ đã cải tiến nó thành 16 dây, 17 dây, 18 dây, 21 dây. Trước đây, dây của đàn tranh được làm bằng lụa, nhưng sau đó đã được chuyển sang dây đồng thau. Dây đàn hiện đại hiện nay hầu như đều được bọc thép nylon.
- Các họa tiết trên đàn cổ tranh chính là nghệ thuật chạm khắc, sơn màu, khảm xà cừ… Như vậy về niên đại đàn tranh Trung Quốc cho thấy qua từng thời kỳ mà chúng có sự biến đổi khác nhau. Loại đàn tranh hiện nay của Trung Quốc có dạng hình chữ S gợn sóng, chữ C…
- Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam giống như đàn sắt nhưng vì loại đàn tranh truyền thống của người Việt là 16 dây nên xuất xứ của nó chính là đàn thập lục từ Triều Châu và Đài Loan truyền sang từ thời nhà Trần. Vậy nên nếu bạn đang thắc mắc đàn tranh có tên gọi khác là gì thì chính là đàn Thập lục.
- Dây đàn tranh Việt Nam có sự thay đổi từ dây tơ tổng hợp sang dây cước, dây đồng rồi đến dây thép và được cải biên thêm trục đàn để mắc dây. Có thể nói đây chính là điểm đặc biệt của đàn tranh Việt Nam mà các loại đàn tranh Á Đông khác không có. Riêng loại đàn tranh 16 tại Triều Châu (Trung Quốc) có đầu tiên. Qua thế kỷ 7-8 thế kỷ, người Việt mới dùng và bản địa hóa đàn tranh, tạo cho loại nhạc cụ này phong cách đặc thù, ngón đàn, tay nhấn nhá và biến nó trở thành một nhạc cụ mang tính dân tộc, phù hợp với âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật của người Việt.
III. Cấu tạo của đàn tranh như thế nào?
- Như đã chia sẻ, đàn tranh là loại nhạc cụ dân tộc và được du nhập từ thời nhà Trần. Theo đó mà cấu tạo của đàn tranh Việt Nam khá giống với cổ tranh Trung Quốc khi có hình dạng là hình hộp dài. Khung đàn hình thang với chiều dài từ 110cm -120cm. Phần đầu đàn tranh rộng khoảng 25 đến 30cm là đầu có lỗ và con nhạc để mắc các dây đàn.
- Khoảng cách giữa cầu đàn và trán đàn tranh Việt Nam đã được thay thế lỗ xỏ bằng cách lắp đinh vít để dây được cố định. Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15 đến 20cm gắn 16 đến 25 khóa lên dây chéo qua mặt đàn.
- Mặt của đàn tranh được làm từ ván gỗ ngô đồng uốn hình vòm và dày khoảng 0.05cm. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển dễ dàng nhằm điều chỉnh âm thanh.
- Dây đàn tranh được làm bằng kim loại như đồng, inox… với các kích cỡ khác nhau. Ngày xưa đàn cổ tranh Trung Quốc dùng dây tơ, khi biểu diễn các nghệ nhân sẽ đeo móng gảy.
- Chỉ có đàn tranh Việt Nam mới có trục đàn để lên dây. Trục đàn được đặt trên mặt đàn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ dài ngắn của dây là khác nhau; qua đó tạo được âm thanh cao thấp.
- Nhạn của đàn tranh Việt sẽ có một lỗ xâu dây cước hoặc dây tơ tổng hợp. Đây chính là lý do khiến các dòng đàn tranh Á đông khác không có, vì ngựa đàn tranh khi mua về đã được lắp cố định. Nhạn đàn tranh Việt Nam sử dụng có hình chiếc kìm chữ A mỏ vuông.
- Khi biểu diễn, người chơi đàn tranh trước tiên cần phải di chuyển ngựa đàn để lên đúng độ cao của dây. Tay phải dùng để gảy đàn, còn tay trái sẽ sử dụng những kỹ thuật như nhấn, rung, vỗ… để thổi hồn cho tiếng nhạc. Ngày xưa các nghệ nhân sẽ để móng tay dài để gẩy. Nhưng ngày nay, người chơi đàn tranh sẽ đeo móng giả làm bằng sắt hoặc đồi mồi để gảy đàn.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã tự mình tìm được câu trả lời đàn tranh có tên gọi khác là gì cũng như hiểu thêm về loại nhạc cụ dân tộc truyền thống này. Nếu có dịp, bạn hãy đến tham gia những buổi hòa nhạc dân tộc để cảm nhận được những cái hay, cái kỳ ảo của đàn tranh nhé.