Ho ra máu là bệnh gì? Có điều trị được không?
Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật liên quan đến đường hô hấp. Triệu chứng này không thể coi thường bởi nếu không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Vậy ho ra máu là bệnh gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của blackmountainsole.org nhé.
I. Ho ra máu là gì?
Ho ra máu thực chất là hiện tượng nôn ra máu, máu thường có màu đỏ tươi và có bọt. Các triệu chứng thường xảy ra trước những con ho ra máu là nóng rát vùng sau xương ức, ngứa cổ họng, đau ngực.
Đối với hiện tượng kho ra máu, bạn cần biết cách phân biệt với khạc ra máu, ói ra máu. Cụ thể như sau:
- Mũi họng khạc ra máu: hiện tượng này máu khạc ra dễ dàng mà không phải do ho, kèm theo những biểu hiện như chảy máu cam, polyp mũi…
- Ói ra máu: tình trạng ói ra máu thường không có bọt và lẫn với thức ăn. Trước khi ói ra máu, người bệnh sẽ có biểu hiện như đau bụng, mắc những bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, xơ gan…
Vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện ho ra máu thì bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.
II. Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Ho ra máu là biểu hiện của các bệnh lý cơ thể. Có rất nhiều bệnh lý có biểu hiện là ho ra máu sau thời gian bị bệnh. Vậy ho ra máu là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện là ho ra máu phổ biến nhất.
1. Lao phổi
Ho ra máu được xem là dấu hiệu hàng đầu của bệnh lao phổi. Những triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm ho có đờm kéo dài kèm theo đó là ho ra máu hoặc đờm có máu, người bệnh sụt cân, chán ăn, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, đau tức vùng ngực và trong trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng khó thở.
Bệnh lao phổi dễ lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để được chẩn đoán bệnh lao phổi một cách chính xác, bạn cần đến các cơ sở y tế thực hiện chụp X quang phổi và xét nghiệm đờm.
2. Giãn phế quản
Giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc do bị nhiễm trùng phổi mãn tính như viêm phổi, áp xe phổi. Đây cũng là một trong những bệnh gây ra hiện tượng ho ra máu. Những triệu chứng của bệnh giãn phế quản bao gồm ho ra lượng máu nhỏ, hiện tượng này sẽ tự ngưng trong vòng 3 đến 5 ngày và tái phát thành nhiều đợt.
3. Ung thư phổi
Nếu bạn đang thắc mắc ho là máu là bệnh gì, thì đó còn là dấu hiệu của ung thư phổi. Đây là một căn bệnh ác tính tiến triển âm ỉ, ít triệu chứng ban đầu và thường gặp ở những người nghiện thuốc lá nặng. Ở giai đoạn nặng, bệnh có các triệu chứng như đau tức ngực, ho kéo dài, sụt cân, ho ra máu ở mức độ nhẹ.
4. Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp
Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp có thể do viêm phế quản cấp, nấm phổi, viêm phổi hoại tử… Những triệu chứng thường gặp là ho có đờm mủ, đau ngực, sốt.
III. Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu
Ho ra máu là biểu hiện khi cơ thể gặp vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng ho ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nguyên nhân chủ yếu nhất là do cơ thể mắc những bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
1. Đường hô hấp bị tổn thương
Khi cơ thể mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan… thì rất dễ xảy ra hiện tượng ho ra máu. Tình trạng này có thể kéo dài và dẫn đến việc lớp niêm mạc ở cổ họng bị sưng, ứ đọng bên trong. Thông thường, khi ho quá nhiều hoặc người bệnh cố gắng ho để giảm sự khó chịu trong cổ họng thì sẽ vô tình tạo ra sức ép lên vị trí sưng. Khi sức ép đó quá lớn sẽ khiến phần niêm mạc bị vỡ và dẫn đến hiện tượng ho ra máu.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp
Ho ra máu xuất hiện còn do đường hô hấp bị nhiễm trùng. Hiện tượng đường hô hấp nhiễm trùng là do vi khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm Aspergillus. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến người bệnh ho ra đờm chứa máu tươi bên trong.
3. Bệnh lý phế quản
Như đã chia sẻ khi giải đáp thắc mắc ho ra máu là bệnh gì, thì khi cơ thể mắc phải bệnh lý liên quan đến phổi hoặc phế quản sẽ dẫn đến hiện tượng ho ra máu. Triệu chứng của những bệnh lý này là ho nhiều, đau ngực, khó thở… Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến hiện tượng ho ra máu.
Bên cạnh đó, khi cơ thể mắc phải những bệnh lý như phù phổi, lupus ban đỏ… thì có thể xuất hiện tình trạng kho ra máu.
IV. Phương pháp điều trị khi ho ra máu
Khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ho ra máu thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định bệnh kịp thời. Điều này vừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc thăm khám, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Lúc này, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng và luôn giữ tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả giàu vitamin… Đồng thời, cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh…
Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh như thường xuyên vận động ở mức độ phù hợp, tập thể dục thể thao. Cung cấp cho cơ thể đủ 1 lít nước mỗi ngày; súc miệng bằng nước muối loãng và sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên giúp long đờm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ho ra máu rất hiệu quả đấy.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ho ra máu là bệnh gì. Có thể thấy, đây là tình trạng cấp cứu nội khoa do nhiều nguyên nhân, phần lớn là liên quan đến đường hô hấp. Khi thấy hiện tượng ho ra máu, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.